Việt Nam là ‘điểm nóng’ đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc
Theo Tom'shardware, Intel đang lên kế hoạch đẩy mạnh dung lượng VRAM cho thế hệ GPU Battlemage tiếp theo với 24 GB VRAM vào năm sau. Thông tin này còn được củng cố qua các tài liệu vận chuyển được phát hiện trên nền tảng X, cho thấy thiết kế clamshell trên vi mạch BMG-G21, cho phép sử dụng 12 mô-đun GDDR6 dung lượng 16 GB. GPU này được định vị cho các đối tượng chuyên nghiệp, có khả năng thuộc dòng Pro hoặc Flex.Trong tháng này, Intel đã chính thức giới thiệu dòng Battlemage dành cho phân khúc phổ thông với Arc B580 và Arc B570 sắp ra mắt. Trong đó, Arc B580 nhận được phản hồi tích cực, với nhu cầu vượt xa nguồn cung.Theo tin đồn, Intel đã phát triển ít nhất ba phiên bản vi mạch Battlemage gồm BMG-G31, BMG-G21 và BMG-G10. Trong đó, BMG-G21 là nền tảng cho Arc B580, sở hữu giao diện bộ nhớ 192-bit cùng 20 nhân Xe2.GPU Battlemage 24 GB dự kiến ra mắt năm 2025 được định vị cho thị trường chuyên nghiệp. Điều này ám chỉ sản phẩm không dành cho người dùng phổ thông, mà có thể là bản kế nhiệm dòng Flex hoặc Pro dựa trên Alchemist. Đối tượng mục tiêu bao gồm các trung tâm dữ liệu, tính toán biên, nghiên cứu khoa học và phát triển cá nhân.Hiện tại, dòng Arc Pro A60 - GPU hàng đầu trong nhóm Arc Pro - chỉ có 12 GB VRAM. Dung lượng bộ nhớ video đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện các mô hình AI và xử lý suy luận của các mô hình ngôn ngữ lớn. Các đối thủ khác của Intel đã đạt tới 48 GB VRAM, như dòng Radeon W7000 của AMD hay dòng workstation Ada Lovelace của Nvidia. Tuy nhiên, BMG-G21 được thiết kế để cạnh tranh với RTX 4060 chứ không phải các dòng cao cấp như RTX 4090 hay RTX 6000 Ada. Đối thủ thực tế hơn sẽ là RTX 2000 Ada với 16 GB VRAM hoặc Radeon Pro W7600 với 8 GB VRAM.Intel dự kiến sẽ tiết lộ thêm thông tin vào tháng tới. Tuy nhiên, với khung thời gian năm 2025, khó có thể xác định chính xác thời điểm ra mắt chính thức của GPU này.Trao tiền bạn đọc giúp đỡ cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ
Ngày 30.12, Khu quản lý đường bộ III có văn bản gửi các cơ quan chức năng của hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng về việc thông xe đèo Khánh Lê trên tuyến QL27C qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa.Theo đó, bắt đầu từ 17 giờ ngày 30.12 chính thức bảo đảm thông xe 2 làn 24/24 giờ trên toàn bộ khu vực đèo Khánh Lê, QL27C, xã Sơn Thái, H.Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Trường hợp có tình huống phát sinh liên quan đến lưu thông, Khu quản lý đường bộ III sẽ thông báo kịp thời đến các cơ quan có liên quan và người tham gia giao thông.Trước đó, ngày 23.12 Khu quản lý đường bộ III ban hành văn bản về việc thông báo thông xe 2 làn qua khu vực sạt lở trên đèo Khánh Lê từ 7 giờ ngày 24.12. Nhưng do thời tiết khu vực vẫn diễn biến phức tạp nên để đề phòng nguy cơ tiếp tục sạt lở gây mất an toàn cho người tham gia giao thông, cần tiếp tục duy trì đóng đường ngăn xe từ 17 giờ đến 7 giờ sáng hôm sau qua đèo Khánh Lê.Vào sáng 15.12, do mưa lớn kéo dài nên trên tuyến QL27C đoạn qua đèo Khánh Lê xảy ra sạt lở nghiêm trọng, hơn 50.000 m3 đất, đá tràn xuống lòng đường khiến giao thông từ Nha Trang lên Đà Lạt và ngược lại bị chia cắt hơn một tuần.
Hải Phòng: Khai bút, viết thư pháp tại Khu tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc
Trong khuôn khổ buổi làm việc, đại diện tỉnh Thái Nguyên cho biết, Thái Nguyên coi Nghị quyết 57-NQ/TW là kim chỉ nam, trong đó chuyển đổi số và công nghệ đổi mới sáng tạo là phương thức mới cho mọi việc. Đại học Thái Nguyên mỗi năm có 81.000 sinh viên mới, đạt số lượng cao top đầu Việt Nam. Lãnh đạo tỉnh mong muốn FPT phát triển sản phẩm AI để hỗ trợ, nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực trẻ ở Thái Nguyên. Tỉnh cũng mong muốn tập đoàn khảo sát, nghiên cứu xây dựng trung tâm dữ liệu tại địa phương. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh mong muốn tập đoàn hỗ trợ Thái Nguyên phát triển kinh tế số để thay đổi mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất, dùng kinh tế số để thay đổi chính quyền số, phát triển xã hội số.Thời gian qua, Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng phim trường số, hướng đến phát triển trung tâm sản xuất phim truyền hình và phim điện ảnh, từ đó phát triển du lịch địa phương dựa trên những đặc trưng riêng của Thái Nguyên. Lãnh đạo tỉnh mong muốn FPT hợp tác, hỗ trợ để Thái Nguyên trở thành trung tâm đồ họa, điện ảnh số, nghệ thuật số. Về nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh mong muốn FPT hỗ trợ để ứng dụng công nghệ, nâng cao giá trị nông sản.Đáp lời lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT chia sẻ, đối với FPT Nghị quyết 57-NQ/TW như một lời hiệu triệu mọi doanh nghiệp tham gia vào cuộc thay đổi lớn. Tổng giám đốc FPT đề xuất với Thái Nguyên các giải pháp để hai bên cùng thực hiện nghị quyết, song hành trong kỷ nguyên số. Về giáo dục, FPT mong muốn xây dựng hệ thống giáo dục từ cấp phổ thông đến đào tạo nghề. Tập đoàn FPT định hướng đào tạo theo khung chương trình tiên tiến, đưa STEM, robotics vào giáo án giảng dạy ngay từ cấp 2, để 5-10 năm nữa Thái Nguyên có nguồn nhân lực chất lượng cao, vì sự phát triển bền vững của địa phương. Đặc biệt, FPT sẽ tập trung đào tạo về trí tuệ nhân tạo. Chia sẻ với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về kinh nghiệm toàn cầu hóa và việc hiện diện ở hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, lãnh đạo FPT kỳ vọng đây sẽ là nguồn cảm hứng để Thái Nguyên đưa sản phẩm chè - nông sản địa phương tiến ra thế giới.Theo ông Nguyễn Văn Khoa, từ kinh nghiệm hơn 36 năm trong lĩnh vực công nghệ, tham gia vào nhiều đề án quan trọng của đất nước, FPT đề xuất công nghệ thông tin là động lực để Thái Nguyên phát triển kinh tế số, chuyển từ hành chính công sang quản trị công. Kết luận buổi làm việc, đại diện UBND tỉnh khẳng định Thái Nguyên luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xuất thân từ những gia đình có truyền thống quân đội, các nữ tân binh mong muốn tiếp nối tinh thần quả cảm của thế hệ đi trước và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.Tốt nghiệp ngành văn học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) vào tháng 7.2024, Đỗ Phương Trang (24 tuổi, sống tại Q.5) đã có quyết định bất ngờ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Trước đó, Trang từng là thành viên đội tìm kiếm của chương trình thiện nguyện tìm kiếm người thân Như chưa hề có cuộc chia ly từ tháng 7 - 12.2024. Công việc này giúp cô tiếp xúc với nhiều hồ sơ tìm người thân, đặc biệt là những trường hợp tìm kiếm các liệt sĩ, chiến sĩ nữ. Chính sự hy sinh và tinh thần quả cảm của những người đi trước đã khiến cô ngưỡng mộ và thôi thúc bản thân đóng góp một phần công sức cho đất nước trong thời bình."Ông bà nội, ngoại của tôi đều là cựu chiến binh. Ông bà ngoại có Huân chương Kháng chiến hạng nhất, hạng nhì. Bà nội từng phục vụ trong ngành quân y. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để viết đơn nhập ngũ", Trang chia sẻ. Bên cạnh đó, người yêu của Trang cũng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xung quanh cô có rất nhiều người thân từng phục vụ trong quân đội. Chính những yếu tố này đã hun đúc thêm quyết tâm của cô gái trẻ.Là đảng viên, Trang nhận thức rõ môi trường quân đội sẽ là nơi giúp bản thân phát triển tư tưởng chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất bằng cách chạy bộ và đi bộ mỗi ngày để nâng cao sức bền. Trang mong muốn tận dụng chuyên môn về biên kịch điện ảnh - truyền hình và chứng chỉ nghiệp vụ báo chí để góp phần phát triển mảng thông tin - truyền thông, lan tỏa hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.Bà Trần Thị Kim Phượng, mẹ của Trang, ban đầu bất ngờ trước quyết định của con gái. "Trang từ nhỏ được ba mẹ bảo bọc, chưa từng xa nhà, đây là lần đầu tiên con đi xa nhà và lâu như thế. Tôi có lo lắng nhưng cũng động viên con cố gắng rèn luyện và trưởng thành hơn sau hai năm quân ngũ", bà Phượng chia sẻ.Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự P.4, Q.5 Dương Viết Trường cho biết, Trang là một người năng động, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của địa phương như hội phụ nữ, dân quân tự vệ. "Năm ngoái, địa phương có một nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, năm nay có Trang. Đây là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục nhân rộng các gương công dân nữ tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc", anh Trường nhấn mạnh.Tương tự Phương Trang, sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội, Nguyễn Phương Huyền (22 tuổi, sống tại Q.12) luôn mong muốn được khoác lên mình màu áo lính để tiếp nối truyền thống của ba mẹ. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, ngay khi biết tin có đợt tuyển quân, Huyền đã lập tức viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Ba mẹ Huyền đều là bộ đội nên hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái, đồng thời hướng dẫn cô hoàn thành các thủ tục cần thiết. "Ba mẹ đã kể cho tôi nghe rất nhiều về cuộc sống trong quân đội, về kỷ luật, giờ giấc và cách thích nghi. Điều đó giúp tôi có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước khi lên đường", Huyền chia sẻ.Không chỉ mong muốn rèn luyện bản thân trong môi trường quân đội, Huyền còn hy vọng có thể áp dụng chuyên môn của mình để hỗ trợ đơn vị trong các lĩnh vực như văn thư hoặc tài chính. Cô cũng đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành đảng viên trong thời gian nhập ngũ.Bà Hồ Thị Kim Nhung, mẹ của Huyền, là một cán bộ quân y. Khi biết con gái tự nguyện đăng ký nhập ngũ, bà rất vui và tự hào. "Huyền trước giờ rất tự lập. Khi TP.HCM xảy ra dịch Covid-19, ba mẹ phải ở đơn vị suốt 7 tháng không về nhà, Huyền đã tự xoay sở và ôn thi đại học một mình. Điều đó khiến tôi tin rằng con gái sẽ đủ bản lĩnh để thích nghi với môi trường quân đội", bà Nhung tâm sự.Huyền cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, quyết tâm chấp hành tốt quy định, quy chế của đơn vị, giữ gìn sức khỏe và rèn luyện bản thân. "Tôi mong sau hai năm sẽ trưởng thành hơn, tự lập hơn và có thể phục vụ lâu dài trong quân đội", cô gái trẻ chia sẻ.Đây là mong ước của Tạ Đặng Hồng Sang (26 tuổi, sống tại P.25, Q.Bình Thạnh) khi đặt bút viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Cô gái trẻ cho hay từ nhỏ đã dành tình cảm đặc biệt cho màu xanh áo lính. Giai đoạn TP.HCM chống dịch Covid-19, chứng kiến lực lượng bộ đội tham gia chăm lo, hỗ trợ người dân càng khiến Sang thêm khâm phục. Vận dụng chuyên ngành dược được đào tạo tại đại học, Sang cũng tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân quân của phường."Với phương châm sống 'tích tiểu thành đại', nhiều năm qua, khi là nữ dân quân của phường, tôi đã tích cực học tập, rèn luyện bản thân, cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thiện mình. Cuối năm 2024, cảm thấy đã đủ tự tin và trưởng thành, tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ", Hồng Sang chia sẻ.Quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự của cô gái trẻ cũng được gia đình ủng hộ rất nhiều. Cuối năm 2024, Tạ Đặng Hồng Sang vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng Sang mà là của cả gia đình cô."Tôi mong muốn khi nhập ngũ, môi trường quân đội sẽ giúp tôi trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trẻ, mang những hiểu biết của mình hỗ trợ đơn vị và cống hiến hết mình để phục vụ lâu dài trong quân đội", Hồng Sang bày tỏ.Năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã trao 4.197 lệnh gọi công dân nhập ngũ. Trong đó, lệnh chính thức là 4.003 công dân (4.000 nam, 3 nữ), lệnh dự phòng là 194 công dân.Số lượng đảng viên nhận lệnh nhập ngũ là 110 người. Công dân nhập ngũ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 1.902 người. Công dân nhận lệnh gọi nhập ngũ có sức khỏe loại 1, loại 2 là 3.358 công dân.Bên cạnh đó, công an các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã hoàn tất hồ sơ tuyển chọn theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự và các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, đảm bảo giao đủ 987 chỉ tiêu.Đặc biệt, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã tổ chức phẫu thuật mắt cho 211 công dân theo chính sách của HĐND TP.HCM hỗ trợ kinh phí điều trị tật khúc xạ mắt đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.Năm 2025, lễ giao quân điểm của TP.HCM được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính Q.7 vào ngày 13.2.
Tuyệt chiêu ném biên giúp đội Quảng Nam đánh bại CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Cũng như nhiều tiểu thương khác, bà Sen quanh năm quanh quẩn ở chợ, ít dịp được gặp gỡ bạn bè, vui chơi. Đồng cảm và thương nhiều chị em cũng như mình, bà lập nhóm nhảy dân vũ, biến chợ thành sân khấu với phông nền biểu diễn là sạp thịt, gian rau củ…, lan tỏa năng lượng tích cực.Bà Sen bán thịt bò ở chợ Nam Dong đã 30 năm, là người năng động, thích văn nghệ. Ba năm trước, con gái của bà tải các ứng dụng mạng xã hội để mẹ tham gia, kết bạn. Nhờ vậy, người mẹ 3 con cập nhật được trào lưu, xu hướng mới của giới trẻ. Thấy nhiều người quay video cuộc sống thường ngày, ca hát, nhảy múa…, bà cũng học theo.Khoảng 2 năm nay, cứ khoảng 11 giờ, gần trưa vãn khách, bà Sen cùng nhiều tiểu thương khác nhảy múa, diễn kịch ngắn; mục đích là để giải tỏa căng thẳng, tìm tiếng cười, niềm vui sau buổi sáng làm việc. Thỉnh thoảng, bà Sen đăng video lên mạng xã hội, nhận được nhiều bình luận tích cực, có nhiều video thu hút cả triệu lượt xem."Mục đích của chúng tôi là muốn truyền năng lượng tích cực, vui vẻ đến với cộng đồng. Cả thời thanh xuân chị em tiểu thương chúng tôi gắn bó với góc chợ nhỏ. Lo cho con cái trưởng thành thì chúng tôi cũng sắp già rồi. Thay vì đợi ai đó mang lại niềm vui thì mình tự tạo ra ngay tại nơi mình làm việc vậy", bà Sen nói.Đội "nghệ sĩ chợ" của bà Sen gồm các tiểu thương bán thịt bò, thịt heo, rau củ, bún, đồ gia dụng... Nhóm thường nhảy những điệu tự do theo các bài nhạc đang thịnh hành. Gần đây, mọi người thích điệu Rumba nên cũng đang tập luyện. Tiếng là tập nhưng bà Sen chỉ hướng dẫn qua các động tác đơn giản, sau đó mọi người nghe nhạc và nhảy theo khả năng.Bà Bùi Thị Luyến (54 tuổi), bán bún ở chợ được 15 năm, cho biết: "Cứ khoảng 11 giờ vắng khách là đến giờ của chúng tôi vì lúc đó mới rảnh. Chị em trong nhóm hầu hết trên 40 tuổi, các chị trên 60 tuổi cũng tham gia nhảy nữa. Từ ngày tham gia nhóm nhảy ở chợ, tôi thấy yêu đời hơn, trẻ ra".Cũng như bà Luyến, bà Phạm Thị Mát (50 tuổi) bán thịt heo ở chợ 30 năm nay cũng khẳng định từ khi tham gia nhóm, bà thấy tinh thần và sức khỏe tốt hơn. Chưa kể, tinh thần đoàn kết, tình cảm các chị em dưới "mái nhà chợ Nam Dong" ngày càng tốt hơn.Tuy mỗi ngày chỉ tranh thủ khoảng 30 phút buổi trưa để tập luyện, nhưng ai nấy đều thấy năng lượng được nạp đầy sau buổi sáng dậy sớm làm việc. "Chúng tôi thường không tập nhiều đâu, có khi đang nhảy quay video thì khách gọi, phải bỏ ngang để đi bán. Nhờ có nhóm mà chúng tôi được đi đây đó, đi giao lưu văn nghệ, học hỏi thêm nhiều điều mới", bà Mát nói.Bà Sen chia sẻ, đứng sạp hàng buôn bán tuy không quá vất vả, nhưng thời gian ở chợ có khi còn nhiều hơn ở nhà. Tuy là công việc tự do, làm chủ được thời gian nhưng vì bán lâu năm nên các bà, các chị đều có nhiều mối sỉ là các quán ăn. Vì thế, đôi khi muốn nghỉ một bữa để đi chơi cũng khó. Còn chuyện đi du lịch xa thì bà Sen và mọi người chưa ai dám nghĩ đến.Nhớ nhất là hồi năm ngoái, bà Sen thấy mạng xã hội chia sẻ thông tin Đắk Lắk điểm du lịch thu hút nên rủ cả nhóm cùng đi."Hơn 30 người, thuê 3 xe đi từ nhà lên Đắk Lắk vui chơi. Có người còn mang theo 2 - 3 bộ quần áo đẹp để thay, chụp hình nhiều kiểu. Đó là lần hiếm hoi tiểu thương chợ Nam Dong được đi chơi xa, được mặc đồ đẹp chụp ảnh cùng nhau", bà Sen kể, giọng hào hứng.Ở tuổi sắp được bồng cháu, được lên chức bà, bà Sen cho rằng sức khỏe tinh thần là điều rất quan trọng. Bà cho rằng mỗi người nên chọn cho mình một hoạt động thể dục thể thao, một hội nhóm bạn bè phù hợp để tham gia."Vì không có thời gian tập thể dục buổi sáng nên nhóm tiểu thương tập vào buổi trưa, vừa được giải tỏa căng thẳng, vận động tay chân, vừa thỏa đam mê văn nghệ, miễn là không làm ảnh hưởng thời gian dành cho gia đình là được", bà Sen nói.